Giai đoạn chạy đà là để chuẩn bị cho bước bật cao. Trong kinh doanh cũng có giai đoạn chạy đà như vậy, chưa kể nếu khi bạn chạy mà vấp té thì phải chạy lại, vì nếu bạn chỉ chạy từ chỗ bạn té thì đâu có đủ đà để bật cao. Cái khác nhau ở những lần chạy tiếp theo là bạn có kinh nghiệm hơn.
“Có kinh nghiệm hơn” là một khai niệm thú vị trong quản trị. Vì điều này dễ diễn ra theo hai cách “có kinh nghiệm” để “dễ dàng” hơn trong việc xử lý sự việc vì mình đã biết nó là gì. Hoặc “có kinh nghiệm” để mình “khắc khe” hơn khi xử lý sự việc vì cũng là mình đã biết nó là gì.
Việc lựa chọn cách nào lại liên quan đến “thành tựu mình muốn cả đội ngũ cùng đạt được” và “giai đoạn đội ngũ, phong cách lãnh đạo, khả năng quản lý và lãnh đạo”. Lưu ý rằng, thành tựu của đội ngũ phải bao gồm cả: Việc phát triển đội ngũ gắn kết với nhau và cùng đạt được thành quả mục tiêu chung. Nếu ở vai trò lãnh đạo, chúng ta thiếu một trong hai phần thì dễ dẫn đến không đạt được gì.
—
Thị trường kinh doanh F&B sụt giảm chung, đang đi qua mùa thấp điểm của mọi năm, những bất lợi cố hữu khó có thể thay đổi như địa điểm kinh doanh, khu vực kinh doanh… sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Ở vai trò là người đứng đầu, bạn cần thông tin và nhận định rõ các nguyên nhân khách quan – chủ quan, hiểu được “điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức” đối với việc kinh doanh của mình từ đó “cùng đội ngũ” của mình vượt qua.
“Lợi nhuận các năm trước và khách hàng thân thiết” sẽ như “than hồng giữa ngày tuyết” để giúp việc kinh doanh của bạn đi qua những ngày khó khăn chung của toàn thị trường. Nếu bạn không có hay xài hết rồi, tất nhiên bạn sẽ khó khăn hơn rồi.
—
“We are a team” – Chúng ta là cùng một đội.
Hiểu rõ cách thức lãnh đạo và quản trị để đưa một đội ngũ cùng đồng hành với mình vượt qua khó khăn, chứ đừng chỉ xem đội ngũ như mối quan hệ “chủ – người làm công”, như vậy thì rất khó phát triển lâu dài.