Author

FnB Academy

Browsing
5 cấp độ kinh doanh dịch vụ ẩm thực:
👉Cấp độ 1: Bán thức ăn, bán nước uống.
👉Cấp độ 2: Bán quán ăn, bán quán cà phê cá nhân.
👉Cấp độ 3: Kinh doanh quán ăn, quán cà phê, nhà hàng có thương hiệu.
👉Cấp độ 4: Xây dựng chuỗi quán ăn, quán cà phê, nhà hàng.
👉Cấp độ 5: Xây dựng chuỗi nhượng quyền quán ăn, quán cà phê nhà hàng.
Mỗi cấp độ khác nhau, phân định bởi “giá trị cung cấp cho khách hàng, quy mô đầu tư, quy mô lợi nhuận, khả năng mở rộng trong tương lai”.

Mỗi cấp độ kinh doanh ẩm thực đòi hỏi “kiến thức, kinh nghiệm, nguồn lực” của người chủ đầu tư gia tăng theo từng cấp độ.

Bạn cần xác định rõ mình đang tham gia kinh doanh ẩm thực ở cấp độ nào, và đã chuẩn bị được những gì để dự đoán tỉ lệ thành công dự án kinh doanh ẩm thực của mình.

Việc thiếu chuẩn bị mà nôn nóng tham gia ngay vào cấp độ kinh doanh ẩm thực vượt quá khả năng của mình, thì giống như “xây nhà lầu mà không xây móng”, dễ “tan nát”.

Bổ sung các kiến thức kinh doanh, quản lý F&B là chuyện thường xuyên cần làm, không chỉ cho những người làm chuyên môn mà cả những người đã-đang-sẽ trở thành chủ quán.

FnB Academy có các khoá học được “cô đọng và chắt lọc” để mang đến cho bạn các kiến thức vững chắc nhất khi kinh doanh F&B ở từng cấp độ.

Bổ sung kiến thức kinh doanh F&B càng sớm thì càng giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỉ lệ thành công của bạn với dự án kinh doanh F&B.

Ông Trần Trung Hiếu (Ricky Trần), founder một trung tâm đào tạo kinh doanh nhà hàng, nhận xét “cuộc chơi nào cũng có tiêu chí riêng”. Thanh tra Michelin có lý do để lựa chọn, nhưng họ cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về văn hoá ẩm thực Việt Nam.

“Để có thể trải nghiệm và đề xuất đa dạng quán ăn Việt Nam kèm giá cả hợp lý, ban giám khảo nên bỏ thêm thời gian tìm hiểu”, ông Hiếu cho biết.

Bài viết chi tiết: https://opensky.vn/y-kien-trai-chieu-ve-michelin-guide-639.html

FnB Academy thông báo lịch khai giảng các khoá đào tạo F&B  về “kinh doanh, quản lý, marketing” cho các chủ quán, các bạn quản lý và các bạn đang muốn nâng cao kiến thức trong ngành F&B.

Các khoá F&B mở vào tháng 07/2024 bao gồm cả khoá online và offline:

Lịch học và khai giảng của các lớp F&B online và offline:

+ Lớp dài hạn: 8 chuyên đề, 2 buổi / tuần

+ Lớp cấp tốc: 8 chuyên đề, sáng-chiều, liên tục 2 ngày.

Có những nhà hàng, quán cà phê mở ra thì …đã “thua” ngay từ lúc khai trương rồi.

Nhiều người bảo “mở quán” là đam mê, là sống còn, nhưng không chịu tính toán kĩ lưỡng gì, không chịu học thêm gì, không biết hay dự tính mình thắng-thua thì nên đi đường nào, thì chỉ “gắn gượng hết tiền vận hành rồi dọn tàn cuộc”.

Thị trường ngày càng khó, cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt cũng từ chỗ “không biết gì mà cứ đâm đầu”. Người đi đường chính trong ngành F&B ngày càng khó, vừa phải duy trì chuyện đúng đắn, vừa phải đủ dũng – trí – lực để “vượt qua cái sai, cái quấy” mà nhiều người khác đang bày ra.

Hiểu về thị trường, hoà hợp nhưng không hoà tan với thị trường là điều cực kì quan trọng mà một chủ đầu tư, chủ quán kinh doanh trong ngành F&B nên thực hiện nếu thực sự muốn đi lâu dài.

Tiền thì có nhiều cách kiếm, nhưng cơ hội để thực hiện một giấc mơ kinh doanh F&B thành công thì không nhiều. Bỏ công sức, mất thời gian, mà mục tiêu chỉ nhìn thấy tiền trước tiên là “dở”, điều này dễ làm mình “cạn” đi trong cung cấp giá trị, từ đó khó kiếm được tiền như mình muốn.

Nhưng có một sự thật, là khi đời sống vật chất khó khăn và đời sống tinh thần giảm sút, nhiều người quan tâm đến làm cách nào để tồn tại, và lựa chọn kinh doanh F&B như một cứu cánh để tồn tại thì tạo ra một vòng lặp giá trị “cạn và thiếu”.

Có “dư” cái gì thì mới chia sẻ với người khác được, cái gì cũng vậy thôi.

FnB Academy thông báo lịch khai giảng các khoá đào tạo F&B  về “kinh doanh, quản lý, marketing” cho các chủ quán, các bạn quản lý và các bạn đang muốn nâng cao kiến thức trong ngành F&B.

Các khoá F&B mở vào tháng 06/2024 bao gồm cả khoá online và offline:

Lịch học và khai giảng của các lớp F&B online và offline:

+ Lớp dài hạn: 8 chuyên đề, 2 buổi / tuần

+ Lớp cấp tốc: 8 chuyên đề, sáng-chiều, liên tục 2 ngày.

Ông Trần Trung Hiếu, giám đốc Học viện đào tạo kinh doanh và quản lý F&B Academy, cho rằng khách ngồi từ bốn đến 6 tiếng vào mùa nóng là xu hướng ngắn hạn nhưng mở ra nhiều cơ hội với ước tính khách tăng trung bình 30%. “Dù muốn hay không thì bạn phải bật máy lạnh, quạt, lắp ổ điện bởi đó là cơ sở vật chất cơ bản”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia gợi ý quán cà phê có thể tận dụng cơ hội để bán thêm sản phẩm, gợi ý không để khách hàng mua theo hành vi tự nhiên và tạo thêm lợi nhuận ngắn hạn. Cụ thể, khoảng hai tiếng, nhân viên có thể hỏi khách cần thêm nước hoặc thức ăn với ưu đãi 10-20%.

“Nếu họ cảm thấy dễ chịu sẽ cho bạn nhiều cơ hội khác sau mùa nóng”, ông Hiếu nói. “Kinh doanh của dịch vụ bản chất là lòng hiếu khách”.

Bạn có thể theo dõi toàn bài báo tại: https://vnexpress.net/noi-kho-chu-quan-ca-phe-gap-khach-ngoi-cam-re-4739666.html

Ông Trần Trung Hiếu, giám đốc học viên đào tạo kinh doanh và quản lý FnB Academy cho biết sự nở rộ của các quán cà phê tự phục vụ là điều dễ hiểu bởi mô hình này bởi đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ ở các đô thị, những người muốn trải nghiệm tự do, muốn mua không gian để làm việc, học tập. Lợi thế của mô hình này là tiết kiệm về nhân sự, dễ dàng thực hiện với các mặt bằng nhỏ, không yêu cầu quá cao về vị trí, tạo ra trải nghiệm lạ hơn.

Tuy nhiên hạn chế của mô hình thường nằm ở việc nguyên liệu pha chế đồ uống chỉ dừng lại ở một số loại cơ bản. “Tỷ lệ người có khả năng tự tạo ra món ngon không nhiều dễ dẫn đến sự nhàm chán”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia cho rằng giới trẻ tiếp cận phong cách sống hiện đại, tự chủ là điều kiện cho mô hình quán cà phê tự phục vụ phát triển. Tuy nhiên, nhóm có hành vi tự phục vụ không đại diện cho phần lớn khách hàng trẻ. Do đó, các quán đi theo mô hình này phải cân nhắc để thu hút và giữ được khách hàng trung thành.

Đọc bài báo trọn vẹn tại: https://vnexpress.net/ca-phe-tu-phuc-vu-hut-gioi-tre-sai-gon-4741563.html

Theo anh Ricky Hiếu Trần, trước khi xây dựng kế hoạch marketing trên các ứng dụng đặt đồ ăn, các nhà hàng cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa hoạt động kinh doanh offline (bán hàng tại chỗ) với online (bán hàng thông qua các nền tảng trực tuyến).

Anh dẫn chứng, “Khi kinh doanh offline, khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tại địa điểm và có thể đưa ra phản hồi ngay để được xử lý; còn khi kinh doanh online, chúng ta mất đi lợi thế này. Do vậy, các chủ nhà hàng, quán ăn phải tập trung giải bài toán làm thế nào để khách hàng được trải nghiệm sản phẩm của mình tốt nhất trong bối cảnh hai bên không tương tác trực tiếp”, vị này chia sẻ.

Ngoài ra, anh Ricky Hiếu Trần cho biết khi kinh doanh F&B trên các ứng dụng trực tuyến, các chủ hàng quán cần xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể. Chia sẻ với các đối tác của hãng, chuyên gia cho biết họ cần lưu ý ba mục tiêu chính về tăng trưởng: tăng trưởng về số lượng khách hàng, tăng trưởng về giá trị đơn hàng và tăng trưởng về tần suất mua hàng. Ba mục tiêu này quyết định doanh thu của quán, và chủ kinh doanh cần xác định mục tiêu chính của cửa hàng ở từng giai đoạn khác nhau để đưa ra kế hoạch marketing phù hợp.

Xem toàn thể bài báo tại: https://tuoitre.vn/sat-canh-cung-nha-hang-quan-an-trong-cuoc-dua-f-b-2024-20240425153759888.htm

Chuyên gia F&B (ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống) Trần Trung Hiếu (Ricky Hiếu Trần) cho biết trong năm 2022 sau dịch, ngành F&B có doanh thu tăng trưởng khá tốt. Điều đó có phần tạo ra ảo tưởng, hy vọng lớn cho những người kinh doanh trong ngành.

Tuy nhiên, một đợt suy thoái đầy bất ngờ vào năm 2023 làm cho ngành F&B hầu như sụt giảm nghiêm trọng, có những quán sụt giảm 20 – 30% và rất khó duy trì hoạt động.

Điều này đã kéo dài suốt năm 2023, thậm chí đến gần Tết 2024 cũng cho thấy doanh thu không bằng cùng kỳ mọi năm. Ngoài ra nghị định về nồng độ cồn cũng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng khi sử dụng bia rượu, tức sử dụng dịch vụ, dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Quán xá ế ẩm, để cứu doanh thu và chi trả các chi phí, nhiều chủ quán tìm người chia sẻ mặt bằng thuê, nhận giữ xe qua đêm cho khách, kết hợp đơn vị vận chuyển đưa khách về nhà, tung ra các chương trình khuyến mãi để kéo khách.

Tuy nhiên theo ông Hiếu, đó là giải pháp ngắn hạn để “vùng vẫy”. Việc chia sẻ mặt bằng trong thời gian ngắn giúp cải thiện chi phí, nhưng về lâu dài thì không ổn vì sẽ có nhiều bất cập và không phải lúc nào cũng tìm được người thuê.

Ông Hiếu gợi ý các chủ quán có thể nhắm tới phương án thu gọn mô hình kinh doanh của mình lại, tăng cường bán qua các nền tảng online.

“Khi khó khăn ập đến, ai cũng phải vật lộn để tìm cách tồn tại. Thị trường thay đổi thì người làm kinh doanh phải thay đổi. Giới trẻ ngày càng ít uống rượu bia, các quán kinh doanh phải hiểu mình đang trong xu hướng nào để chuyển đổi phù hợp.

Nếu trước đây chủ yếu bán bia rượu thì bây giờ phải co nhỏ bia rượu lại, mở ra thêm dịch vụ ăn uống, tạo sản phẩm mới để tìm kiếm đối tượng khác thì mới đi đường dài được”, ông Hiếu cho hay.

Xem toàn bài  báo tại: https://tuoitre.vn/cung-share-mat-bang-de-giam-lo-20240328101752259.htm