Category

Ẩm thực và sức khoẻ

Category

Bột nêm trên thị trường đa phần là “bột ngọt”.

Bạn có biết rằng, đa phần bột nêm trên thị trường có thành phần tương tự như bột ngọt, thậm chí “chất tạo ngọt” trong một số loại bột nêm còn “ngọt” gấp 10 lần so với chất tạo ngọt ở trong bột ngọt. Và giống như tên gọi của loại “bột” này là “bột nêm” tức là bạn chỉ nên “sử dụng nó là gia vị nêm nếm phụ”, và không thể thay thế cho các loại gia vị cơ bản như: muối, đường, nước nắm …

Nhưng với một số gia đình, hay một số bạn “không muốn sử dụng bột ngọt” thì có cách nào thay thế và vẫn giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn? FnB Academy cung cấp cho các bạn có một số thông tin cơ bản để lựa chọn “bột nêm” tốt cho sức khỏe.

Chất điều vị công nghiệp trong bột ngọt và bột nêm.

Trước tiên là bạn sẽ cần phải hiểu trong “bột ngọt” có một loại chất gọi là “chất điều vị”, và “chất điều vị” có mặt trong rất nhiều nhãn hiệu “bột nêm” trên thị trường. Nên nếu bạn dùng một loại “bột” để nêm mà thành phần của loại bột đó có “chất điều vị”, tức là bạn vẫn đang sử dụng bột ngọt, chỉ có tên gọi là khác đi.

Một số loại chất điều vị bạn dễ dàng tìm thấy trong thành phần của “bột nêm” là “chất điều vị 621 (mì chính – bột ngọt), 631 – chất điều vị Mononatri Glutamat, dinatri guanylat 627, chất ổn định 1442, chất điều vị Dinatri 5′-Ribonucleotid, Dinatri 5′-Inosinat, hương nước dùng tổng hợp. Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị 627 và 631 có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường.

Một số chất tạo ngọt nhân tạo thay thế đường. Sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường. Phần lớn các sucralose ăn vào không bị cơ thể phân nhỏ ra, do đó, nó không chứa calo. Trong Liên minh châu Âu, nó còn được biết đến dưới số E E955.

Một số loại gia vị trên thị trường vẫn sử dụng chất điều vị để cân bằng hương vị và chúng tôi  khuyến khích người tiêu dùng nên xem hàm lượng của các chất điều vị <4% để bảo đảm được độ “tinh khiết” của gia vị.

Chất điều vị tự nhiên được sử dụng trong bột nêm.

Hãy luôn đọc kĩ thành phần của “bột nêm” ở mặt sau của bao bì trước khi bạn quyết định có sử dụng loại bột nêm đó hay không. Và với một số gia đình, hay một số bạn đã quen “sử dụng bột nêm” thì rất may là có một loại “bột nêm” với thành phần là “chất tạo ngọt tự nhiên – CHIẾT SUẤT NẤM MEN” và không có chất tạo ngọt công nghiệp.

Chiết xuất nấm men được làm từ Men bánh mì tự nhiên, đã được sử dụng hàng ngàn năm nay và có độ an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người. Quá trình sản xuất cũng hoàn toàn không dùng hóa chất, chỉ sử dụng các quá trình vi sinh, vật lý và được kiểm soát chặt chẽ.

Khi ghi nhãn sản phẩm chỉ cần ghi: Chiết xuất nấm men, không có chỉ số E như các phụ gia.

một số bột nêm có thành phần chính là “chiết suất nấm men”.

Mình có tìm hiểu một loại bột nêm hoàn toàn tự nhiên khác của một công ty Việt Nam có sử dụng “chiết suất nấm men” và củ “Ngưu Báng” có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư nhé. Bạn có thể xem thành phần của loại bột nêm Ngưu Báng: Muối, Ngưu Báng 30%, nấm đông cô, cà rốt, protein đậu nành, chiết xuất lúa mạch, đường. Và bột nêm này cũng hoàn toàn không có chất tạo ngọt công nghiệp.

Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại bột nêm khác với thành phần nguyên liệu không có chất tạo ngọt công nghiệp.

Khuyến khích sử dụng chất điều vị tự nhiên khi chế biến món ăn

Xu hướng ăn uống tốt cho sức khoẻ đang phát triển và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Các nhà hàng, quán ăn nên sớm chuyển đổi việc sử dụng bột ngọt, bột nêm có chất điều vị công nghiệp sang sử dụng các loại gia vị có chất điều vị tự nhiên.

Việc sử dụng gia vị có chất điều vị tự nhiên sẽ giúp nhà hàng, quán ăn hướng đến món ăn “thuần tự nhiên” và tốt về mặt quản bá hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng, hướng đến sự phát triển bền vững với xu hướng “ăn khoẻ – sống xanh” trong tương lai.

(Chuỗi bài viết về ” Mở nhà hàng tốt cho sức khỏe”)

Để mở nhà hàng phù hợp với xu hướng mới thì các chủ quán nên cân nhắc đến việc chuyển đổi cách thức chế biến thực phẩm sang hướng “hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

FnB Academy sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức về sử dụng mỡ động vật và dầu thực vật hợp lý trong chế biến thức ăn để bảo đảm tiêu chuẩn “chế biến thực phẩm theo hướng tốt cho sức khỏe nhé”.

Nên sử dụng mỡ động vậT cho chiên và nướng.

Khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nên sử dụng mỡ động vật cho chiên và nướng ở nhiệt độ cao, và sử dụng dầu thực vật để trộn salad, hấp, làm bánh, xào thức ăn ở nhiệt độ thấp. Bởi vì khác với dầu thực vật, ở nhiệt độ cao mỡ động vật không bị phá huỷ.

Nếu chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ bị phá hủy các vitamin A, E ở nhiệt độ 180 độ C sẽ xảy ra phản ứng hóa sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe con người.

Chỉ một số loại dầu thực vật tốt cho não bộ.

Không phải dầu thực vật nào cũng tốt cho sức khoẻ để sử dụng lâu dài. Nhà hàng của bạn nên chú ý đến một số loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu dừa, dầu oliu sẽ tốt cho sức khoẻ khi sử dụng.

Đừng loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật trong chế biến thức ăn ở căn bếp của bạn. Ví dụ mỡ heo (mỡ lợn) chứa axit béo bão hoà, protein, các loại cholesterol cần thiết cho tế bào, tốt cho tế bào thần kinh. Tỉ lệ mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1:1,5 trong bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng.

Cơ thể cần tiêu thụ mỡ động vật để cân đối dinh dưỡng.

Nếu người dân quá phụ thuộc vào dầu thực vật mà từ bỏ đi mỡ lợn, mỡ động vật trong thời gian dài phần nào sẽ khiến cơ thể cơ thể sẽ khó hấp thụ, mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt một số các vitamin cần thiết và có nguy cơ mắc các bệnh về xương, làm rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí cả thị giác cũng gặp vấn đề.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lại bỏ dầu và ăn mỡ lợn mà cần sử dụng song song. Mỡ động vật cũng có sẵn trong thịt và chế biến các món nên cần ăn đủ theo khuyến cáo sẽ tốt.

Sử dụng mỡ khó bảo quản nên cần bảo quản tốt tránh ăn mỡ đã ôi thiu, mốc. Còn đối với dầu ăn, tránh chiên đi chiên lại nhiều lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.